Cách lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ

 Đồng hồ đo nước điện tử có điểm gì khác với đồng hồ đo nước dạng cơ? Và cách lắp đặt đồng hồ như thế nào? Để biết rõ thì chúng ta tham khảo ở bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm đồng hồ đo nước điện tử là gì?

Đồng hồ đo nước điện tử là đồng hồ có bộ phận cảm biến. Có chức năng là dùng để đo những dòng lưu chất lỏng. Sau quá trình đo thì đồng hồ sẽ hiện kết quả đo lên màn hình hiển thị nhờ có bộ cảm biến.

Loại đồng hồ này có nhiều tên gọi khác nhau như: đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử, đồng hồ đo lưu nước bằng điện tử…. Là đồng hồ được sử dụng nhiều trong những hệ thống đường ống trong công nghiệp. Được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, mang đến độ chính xác vô cùng cao.



Ưu và nhược điểm của đồng hồ đo nước điện tử

Ưu điểm

  • Đồng hồ đa dạng kích thước lắp đặt, từ DN15 - DN1000

  • Được lắp đặt thêm bộ cảm biến thông minh. Được làm từ những chất liệu khác nhau nên có độ bền cao. Ngoài ra, còn được lắp thêm gioăng làm kín, được chế tạo teflon PTFE. Dù là môi trường có tính axit, bazo thì đồng hồ đều có thể đáp ứng tốt.

  • Giúp người dùng có thể kiểm soát được số liệu đang có ở bên trong đường ống. Giúp người dùng có thể kiểm soát, điều chỉnh được thiết bị theo nhu cầu sử dụng.

  • Thân đồng hồ hoàn toàn rỗng, không có cánh quạt nên dòng lưu chất có rác và cặn thì đều được đi qua. Ko bị kẹt lại.

  • Khi cấp dòng lưu chất qua đồng hồ thì không bị giảm đi áp lực.

  • Kiểu kết nối mặt bích thì được chế tạo từ tiêu chuẩn BS, DIN, JIS, ANSI.

  • Bộ tín hiệu có thể truyền thẳng tới tủ PLC nên dù ở xa thì người vận hành vẫn có thể đọc và nắm bắt được các thông số.

  • Với việc sử dụng loại tín hiệu Analog nên đồng hồ có thể đo được một cách chính xác cao. 

Nhược điểm

  • Để đồng hồ có thể hoạt động tốt thì cần phải cung cấp đồng hồ liên tục.

  • Không thể hoạt động được trong những môi trường có tính dẫn điện thấp. 

  • Đồng hồ có độ kháng nước. Nhưng với môi trường ngâm nước thì không thể sử dụng đồng hồ được.

  • Giá thành thì đắt hơn so với dòng đồng hồ dạng cơ

  • Khi lắp đặt và vận hành thì cần phải có kỹ thuật.

→ Xem thêm bài viết: Đồng hồ đo nước 

Cách lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ



Giúp van có thể hoạt động tốt và tránh được những ảnh hưởng của các tác nhân từ môi trường thì ta cần phải lắp đặt đồng hồ cho đúng. Và bạn có thể lắp đặt theo những bước sau:

  • Đầu tiên, cần phải ổn định lưu lượng nước được cấp vào. Vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc đồng hồ có thể đo được chính xác hay không. Vậy nên khi hoạt động ta cần cấp dòng lưu chất một cách liên tục. Để đưa ra được số liệu chính xác thì đồng hồ cần phải cao hơn 2 lần so với đường kính của đồng hồ.

  • Với những môi trường có sắt từ hoặc là lưu chất có độ dẫn điện thấp hơn 5μs/cm thì không thể sử dụng đồng hồ được. Còn đối với những dòng lưu chất ở thể rắn thì phạm vi tốc độ chảy hợp lý nhất chính là từ 1-3m/s. Và với những dòng chảy bé hơn 1-3m/s thì cần thu hẹp đồng hồ tự đồng đo. Để đồng hồ đo nước dạng từ có thể đưa ra thông số chính xác nhất.

  • Với khoảng cách lắp đồng hồ thi khoảng cách từ đồng hồ đến nguồn nước, đầu bơm thì cách nhau khoảng 1 - 2m. Điều này phụ thuộc vào việc áp lực lớn hay nhỏ, mà người dùng có thể điều chỉnh cho hợp lý.

  • Khi lắp đặt ta cần chú ý đến hướng mũi tên, kết nối mặt bích sao cho đúng hướng chảy của dòng lưu chất. Và phù hợp với các lỗ mặt bích của đường ống. Cần phải lựa chọn đúng tiêu chuẩn mặt bích, lắp thêm gioăng làm kín, bulong. 

Ở trên là những ưu và nhược điểm cũng như là cách lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử mà top1van.com chia sẻ. Mong những chia sẻ trên có thể giúp bạn tự lắp đặt đồng hồ cho chính xác. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài chia sẻ của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn trong bài chia sẻ tiếp theo. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top1Van.Com

Share list social Top1Van.Com

Giới thiệu về đồng hồ đo áp suất chân sau có vành